Đăng nhập

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Làng khoa bảng: Quỳnh Đôi, Nghệ An - rạng danh 'đất học'

Tham gia vào : Hội những người Quỳnh đôi - Quỳnh lưu - Nghệ an

https://www.facebook.com/pages/H%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Qu%E1%BB%B3nh-%C4%90%C3%B4i-xa-x%E1%BB%A9/401522203222715?fref=ts

“Làng ta khoa bảng thật nhiều/Như cây trên núi, như diều trên không” – Đó là những câu ca dao đầy tự hào về truyền thống hiếu học của làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

LTS: Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về truyền thống hiếu học từ xa xưa của dân tộc ta trên khắp mọi miền đất nước, Tiin.vn mở chuyên đề Làng khoa bảng giới thiệu về các làng khoa bảng nổi tiếng nhất Việt Nam. Đây là những vùng đất "địa linh nhân kiệt", cái nôi đào tạo ra rất nhiều nhân tài, nơi gìn gìn nhiều giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc.

Mở đầu cho tuyến bài này, chúng tôi mời các bạn tới thăm làng Quỳnh Đôi (thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) - nơi học tập được thực sự coi là một "nghề truyền thống".

Đôi nét về làng Quỳnh Đôi

Quỳnh Đôi thành lập năm 1440, là một làng ở phía bắc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách Hà Nội 250km về phía Nam. "Theo sử sách, Quỳnh Đôi là một làng ở phía bắc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, xưa là một vùng cây hoang, cỏ dại giáp sông Mai (gọi là sông Mõ), gần biển cửa Quèn là một trong ba cửa biển của huyện Quỳnh Lưu: Cửa Cờn (Càn), Cửa Quèn (Quyền), Cửa Thơi (Thai). Năm thứ II Xương Phù (1378) có 3 ông tổ họ Hồ, họ Nguyễn, họ Hoàng đến khai phá mà lập ra trang Thổ Đôi (xưa sử chép Quỳnh Đôi là Hoàn Hậu, thực ra Quỳnh Đôi là một thôn trong xã Hoàn Hậu). Tính đến nay Quỳnh Đôi đã có trên 600 năm tuổi.

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi Nghệ An  rạng danh đất học

Bản đồ làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An (Ảnh chụp Google Map)

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi Nghệ An  rạng danh đất học

Một nhà thờ họ của làng (Ảnh: Internet)

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi Nghệ An  rạng danh đất học

Những đứa trẻ ở làng Quỳnh Đôi (Ảnh: Internet)

Học tập là "nghề truyền thống"

Đô Lương dệt gấm thêu hoa
Quỳnh Đôi tơ lụa, thủ khoa ba đời (Ca dao)

Nghệ An là vùng đất nghèo khó, quanh năm bị đe dọa bởi thiên tai, khí hậu khắc nghiệt. Có lẽ đó là lý do người dân nơi đây luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống và nổi tiếng với truyền thống cần cù, hiếu học… Từ xưa, người dân làng Quỳnh Đôi đã luôn coi trọng việc học, dù nghèo đói vẫn quyết học chữ thánh hiền. Người xưa kể rằng, ở làng Quỳnh Đôi có nhiều người bắt đom đóm làm đèn, học dưới ánh trăng, nhiều người phải hái rau má nấu canh ăn trừ bữa để đi học. Tiêu biểu nhất là câu chuyện của danh nhân Hồ Sĩ Dương – một thư sinh nghèo nhiều lần phải nhịn đói nhưng vẫn quyết "dùi mài kinh sử", đỗ đầu thi Hương (1651) và là một trong hai người Việt Nam đỗ lưỡng quốc Đông Các.

Thời phong kiến, làng Quỳnh Đôi đã nổi danh về thành tích đỗ đạt với 535 tú tài, 208 cử nhân, 4 phó bảng, 6 tiến sỹ, 2 hoàng Giáp, 1 thám hoa, 1 bảng nhãn. Thậm chí, có những gia đình ở làng 3 cha con đều thi đậu.

Thời Pháp thuộc, nơi đây là quê hương của Nguyễn Xuân Dương, Phạm Đình Tân – hai người đều đỗ thủ khoa trường ĐH Luật khoa ở Đông Dương.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Quỳnh Đôi có 3 Viện sỹ, 13 giáo sư-phó giáo sư, 30 tiến sỹ, 48 thạc sỹ và hơn 1.000 cử nhân. Các tiến sĩ có thể kể đến: Nguyễn Xuân Dũng, Phan Tam Đồng, Phan Cự Tiến, Hồ Đức Việt..., các Giáo sư, Phó Giáo sư có thể kể đến Phan Cự Nhân, Phan Cự Đệ, Phan Cự, Văn Như Cương, Hồ Sĩ Giao, Hoàng Văn Lân, Dương Như Xuyên..., 3 viện sĩ quốc tế gồm Nguyễn Xuân Dũng, Phan Cự Đệ, Phan Cự Tiến.

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi Nghệ An  rạng danh đất học

Đường làng Quỳnh đôi (Ảnh: Internet)

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi Nghệ An  rạng danh đất học

Những con đường trong làng (Ảnh: Internet)

Cùng với nghề dệt lụa, học tập thực sự trở thành “nghề truyền thống” của ngôi làng hơn 600 tuổi này. Trong tâm thức của những người dân xứ Nghệ, nhắc đến Quỳnh Đôi là nhắc đến “làng học”. “Học hành là công việc đặc biệt của người làng Quỳnh, nhờ học hành mà người làng Quỳnh đã tiếp thu và truyền bá được những kiến thức cần thiết, mở mang ngành nghề, làm quan, làm thầy học, thầy thuốc... nhờ đó mà vượt qua đói nghèo trở thành một làng văn hóa nổi tiếng xưa nay, đóng góp đáng kể nhân tài cho đất nước" - T.S Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết.

Vùng đất "địa linh nhân kiệt"

Nức tiếng với truyền thống hiếu học và đỗ đạt nên không có gì đáng ngạc nhiên khi làng Quỳnh xưa nay được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, rất nhiều danh nhân ở các lĩnh vực xuất thân từ ngôi làng này. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn học, không thể không nhắc tới Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương với những tác phẩm đã trở thành niềm tự hào của văn học Việt Nam thời phong kiến.

Sau Cách mạng Tháng 8, Quỳnh Đôi là quê hương của nhà thơ Hoàng Trung Thông, Lam Giang, các nhà văn Hồ Anh Thái, Hồ Anh Tuấn, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ, nhà sử học Hoàng Thanh Đạm, hoạ sĩ Hoàng Tuấn Nhã, Dương Viên...  Bên cạnh đó, làng Quỳnh cũng là quê hương của các anh hùng dân tộc như Hồ Tùng Mậu, Cù Chính Lan…

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi Nghệ An  rạng danh đất học

Giáo sư Văn Như Cương cũng là một người con ưu tú của làng Quỳnh Đôi.

Thời kỳ đổi mới, làng Quỳnh Đôi tiếp tục đóng góp cho đất nước những tên tuổi ưu tú như Hồ Đức Việt – tiến sĩ Toán, Lý, nguyên ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương; GS. Văn Như Cương – nhà giáo nhân dân, tiến sĩ Toán học và là người thành lập trường Phổ thông Dân lập đầu tiên ở Việt Nam (Trường THPT Lương Thế Vinh, hiện ông đang là Hiệu trưởng tại ngôi trường này)…

Tiếp nối truyền thống đã được cha ông gây dựng hàng trăm năm qua, các thế hệ của làng Quỳnh Đôi vẫn giữ được tinh thần hiếu học của quê hương và khẳng định vốn tri thức, tài năng của mình. Gần 100% thế hệ trẻ Quỳnh Đôi đều có trình độ đại học, cao đẳng. Rất nhiều học sinh có thành tích cao trong học tập, đoạt giải trong các kì thi HSG tỉnh, quốc gia…

Một điều thú vị mà ngôi làng khoa bảng này vẫn lưu giữ và phát huy đó là tục "khai bút" vào mỗi dịp xuân về. Ở làng, khai bút được coi là một hoạt động ý nghĩa, nhắc nhở thế hệ sau về truyền thống hiếu học của quê hương, dân tộc. Buổi lễ thường được tổ chức tại đình làng vào mùng 2 Tết với sự tham gia của các em học sinh và rất nhiều người dân trong làng…

Làng khoa bảng Quỳnh Đôi Nghệ An  rạng danh đất học

Tục lệ khai bút đầu xuân (Ảnh internet)

Nhà sử học Phan Huy Chú từng viết về làng Quỳnh Đôi trong "Lịch triều hiến chương loại chí" như sau: "Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Người thì thuận hòa mà chăm học... được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh hiền".

Quỳnh Đôi là một trong những làng khoa bảng nổi tiếng nhất cả nước, là niềm tự hào của mảnh đất Nghệ An. Ngày nay, người Quỳnh Đôi dù đi đâu, làm gì cũng dặn dò con cháu tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng mình.

Bài viết hữu ích về làng Quỳnhđôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghê an    (có thể bạn chưa biết) :

http://tocnguyen.mov.mn/theo-thuyet-phong-thuy-thi-quynh-doi-duoc-dat-dia-linh-nhan--lpbid116.html

http://tocnguyen.mov.mn/quynh-luu-tu-thoi-nguyen-thuy-den-giua-the-ky-xix-lpbid117.html

 

 

 


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

  ____________________________________________________________________________________________________

Trang chủ   |      |    |     |   Thông báo khẩn   |   Liên hệ

Chuyên mục tĩnhtâm   |   Chuyên mục học tâp    |  Thế giới tâm linh |   Trích đoạn sách hay  |   Chuyện lạ bốn phương   |   _________________________________________________________________________________________________

 toc nguyen . mov.mn

 Thôn An Hòa - xã Phước an - huyện Tuy Phước - tỉnh Bình định

NẾU BÀ CON QUÊN TÊN MIỀN, HÃY VÀO GOOGLE TÌM VỚI TỪ KHÓA :   tộc nguyễn phước an tuy phước, hoặc tộc nguyễn tuy phước....

Quản trị  website : Nguyễn Ngọc Quỳnh            tel : 0945 30 50 60                email : quynh0945305060@gmail.com


Tự tạo website với Webmienphi.vn