Đúng như cái triết lí không chấp nhận những “giấc mơ con” mà ông nói (cũng trích trong cuốn sách ấy):
Khi tôi quyết đinh dứt áo rời nhà ra đi thì mẹ tôi đã khóc rất nhiều nhưng nước mắt của bà đã không lung lay được ý định của tôi. Tôi vẫn quyết định ra đi vì nếu không đi thì tôi không chịu nổi sự tù túng của những suy nghĩ, không chịu nổi sự cam chịu của nghèo khó và chính vì tôi không cam chịu nổi nên tôi chọn con đường ra đi.
Trong lớp tôi ai cũng bảo tôi không bình thường với những ý nghĩ như vậy. Tôi chỉ có ba người bạn có thể hiểu và chia sẻ được những điều tôi nghĩ. Cuối năm học thứ ba, tôi trình bày ý định “đi giang hồ”. Ba người bạn thân của tôi tròn mắt. Cái lý của tôi chỉ là tôi không chấp nhận ngủ trong giường chiếu hẹp, mơ những giấc mơ con. Rồi thì lũ bạn cũng xuôi theo ý định ngông cuồng của tôi và lũ lượt vét hết tiền trong túi nhét cho tôi, gần được một trăm ngàn.
Trích sách: Tài năng và đắc dụng
Bình luận: Tuổi trẻ bây giờ ít người “dám bước đi”, nói đúng hơn là ngại bước đi. Ngẫu hứng đăng một trạng thái trên mạng xã hội, một người bạn nhảy vào bình luận theo: “Tuổi trẻ bây giờ thích ngồi quá. Ngồi trong phòng trọ, ngồi trong lớp học, ngồi trong quán ăn, ngồi trong hàng net. Và ngồi trong tư tưởng”. Cũng không phải là không có lí. Hiểu thế nào về hai câu thơ của Chế Lan Viên đây?
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con?”
Đại ý, thơ ông thì sâu xa, nhưng có thể thấy một điều hiển nhiên rằng, cái sự không dám bước đi là ở chỗ mắc kẹt vào cái gì đó quá sâu, quá lâu mà không tách ra được. Vì ta còn trẻ mà, nên nhiều cái đến với ta là những cái lần đầu, mà lần đầu thì nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm. Lần đầu thì dễ tiếc nuối, dễ níu kéo mà đâu biết nói không, lạnh lùng dứt khoát được. Vậy nên cứ kẹt sâu trong một cái gì đó cũng không hẳn nguyên nhân chỉ là do con người.
Có thể bạn quan tâm:
Ngay hôm nay – Trích sách Quẳng gánh lo đi và vui sống – Dale Carnegie