Thời đi học của các thiên tài thế giới

 

Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn"...

1. Albert Einstein (Anhxtanh): Sợ phải đến trường

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Anhxtanh khi còn đi học. (Ảnh minh họa: Tumblr)

Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.

Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này. (Ảnh minh họa: Wordpress)

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.

2. Issac Newton: Luôn nghĩ ra những trò chơi kỳ lạ

Newton là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, người phát minh ra định luật “vạn vật hấp dẫn”, đặt nền móng cho cơ học, quang học và vật lý cổ điển.

Cậu bé Newton đại tài thời đi học đã luôn nổi tiếng với những trò chơi kỳ lạ. Cậu từng làm cả dân làng khiếp sợ và kinh ngạc khi chơi trò thả diều buổi tối, nhưng chuyện bất ngờ là cánh diều của cậu phát ra ánh sáng đỏ.

Chiếc diều phát sáng bay lủng lẳng trên bầu trời đã làm mọi người sợ hãi và nghĩ đến những điều ma mị, tưởng như đó là thần lửa hoặc ma chơi mà không biết rằng đó chỉ là một trò chơi kỳ lạ của cậu bé. Newton lúc đó đã buộc một chiếc đèn lồng bọc bằng giấy bóng kín đỏ ở đuôi cánh diều, chính điều này đã tạo ra ánh sáng kỳ lạ kia.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Newton thời đi học luôn nổi tiếng với những trò chơi kỳ lạ. (Ảnh minh họa: Wikipedia)

Newton là cậu bé tính vốn trầm lặng và âm thầm, lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ, không mấy thích chơi với đông bạn bè.

Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩa xa xôi. Có thời gian rảnh rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm hoặc mê mải sáng chế những đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy, Newton mới rèn luyện cho mình được những kỹ năng thực rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này.

Thật chẳng ngờ những trò chơi thủa con nít đi học ấy lại bước chuẩn bị cho cậu bé đẻ non, ốm yếu, mồ côi cha ngay từ lúc lọt lòng trở thành nhà bác học thiên tài của thế giới.

3. Edison: Thiên tài tự học là chính

Edison là nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới, sở hữu 1907 bằng phát minh - một kỷ lục trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Edison và chiếc đèn điện đã vang danh khắp thế giới.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Edison thời đi học thường bị đội sổ và bạn bè chê cười. (Ảnh: Thinkjarcollective)

Năm 7 tuổi, Edison được theo học ở ngôi trường độc nhất trong vùng, chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Edison được xếp ngồi gần thầy nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.

Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ.

Thời gian này, ông cùng gia đình phải sống rất khó khăn. Năm 12 tuổi, Edison đã phải tự đi làm kiếm tiền, ngày ngày, Edison vừa bán báo và kẹo dẻo trên tàu hỏa vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Edison đã tự khám phá, nghiên cứu khoa học không qua trường lớp. (Ảnh: Zpply)

Một lần, trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu. Kết quả là cậu bị nhân viên soát vé tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu, đồng thời cấm lai vãng đến đường ray. Sự việc này đã khiến cho khả năng thính giác của Edison ngày một kém dần cho đến mãi về sau.

Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình với những phát minh vĩ đại, ông nổi tiếng nhất với phát minh ra bóng đèn điện.

4. Bill Gates: Tuổi thơ gắn liền với máy tính

Bill Gates là người đồng sáng lập ra tập đoàn phần mềm lớn mạnh nhất thế giới Microsoft và cũng là người tạo ra những bước tiến quan trọng trong nền công nghiệp công nghệ thông tin của thế giới.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Bill Gates được tiếp xúc với máy tính từ khi còn rất nhỏ. (Ảnh minh họa: Wired)

Khi còn học tiểu học, người ta kể rằng Gates đã đọc nát như cháo từ A-Z một bộ bách khoa toàn thư khi chưa đầy 10 tuổi. Ở độ tuổi 11, Gates đã có thể thuộc nhiều chương của cuốn kinh thánh Gospel. Cha mẹ của Bill Gates đã nhận ra bộ óc thông minh có một không hai của Gates và gửi ông đến Lakeside, nột ngôi trường tư nổi tiếng. Chính nơi đây ông lần đầu làm quen với máy tính và Paul Allen, người sau này là đối tác của ông.

Gates ngồi hàng giờ trước máy tính mỗi ngày từ năm 13 tuổi. Với nhiều bạn trẻ bây giờ, điều này rất bình thường. Nhưng vào thập niên 60 của thế kỷ trước, máy tính vẫn quá lạ lẫm và thiếu giao diện người dùng.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Bill Gates là người tạo ra những bước tiến quan trọng trong ngành công nghệ thông tin thế giới. (Ảnh: Sodahead)

Bạn học của cậu bé Gates còn nhận xét rằng cậu thông minh một cách đáng sợ và luôn thần tượng cậu bé. Bất kỳ bạn trẻ nào của Trường Lakeside khóa học từ năm 1967-1972, đều nhớ đến một thằng bé sáng sủa tên Gates, thường xuyên lọ mọ trong phòng vi tính của trường.

Cơ hội được làm quen với máy tính từ khi còn rất nhỏ chính là nền tảng cho Gates trở thành tỉ phú trong làng công nghệ thế giới.

5. Steven Jobs: Nổi loạn thời đi học

Steven Paul Jobs (1955 - 2011) là ông trùm kinh doanh và nhà sáng chế huyền thoại người Mỹ, ông cũng là cựu Tổng giám đốc điều hành hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất của ngành công nghiệp vi tính.

Chuyện về thời đi học của nhân vật này rất đặc biệt, ông luôn nghĩ ra những trò chơi kỳ quái, nghịch ngợm và nổi loạn. Với ông, một ngày không nổi loạn kỳ thực rất nhàm chán.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Steven Paul Jobs từ nhỏ đã là người thích nổi loạn. (Ảnh: Koupoukis)

Thời cấp 1, Jobs luôn cảm thấy nhàm chán và không có một thứ gì mới để học bởi học vì thời gian rước đó ông đã được mẹ dạy đọc. Và ông bắt đầu nghĩ ra những trò nổi loạn trong lớp học.

Đến lớp 3, những trò nghịch của ông dần trở lên nguy hiểm, có lần ông để chất nổ dưới ghế của cô giáo, khiến cô sợ đến thót tim. Vì thế, Jobs bị nhà trường trả về hết lần này đến lần khác. Tuy vậy, cha mẹ ông không bao giờ trách phạt và mắng mỏ ông .

Để điều chỉnh ông, thầy cô và gia đình đã phải dung đến cách “hối lộ quà” để khiến ông nghe lời, bớt nghịch ngợm và chăm chỉ học. Cách này quả thật đã giúp ông đổi thay rất nhiều, bài kiểm tra của ông đạt điểm ở mức bằng học sinh lớp 7.

Lúc này, thầy cô và cha mẹ Jobs mới phát hiện ra ông có một trí thông minh khác thường và quyết định cho ông học vượt cấp, từ lớp 4 học thẳng lên lớp 7.

Khi học cùng lớp với đàn anh, đàn chị, Jobs trở thành người cô đợn, lạc long và hay bị bắt nạt. Ông đòi cha mẹ cho mình chuyển trường và dọa sẽ bỏ học nếu không được đáp ứng.

Đến năm lớp 9, ông được chuyển đến học ở một trường trung học Homestead. Ở nơi học mới, ông bắt đầu có hứng thú với Toán, khoa học và điện tử. Và những trò nghịch ngợm của Jobs sau này chủ yếu liên quan đến điện tử. Thời gian này ông cũng tự mày mò nghịch ngợm và tạ ra được một vài chiếc radio. Nhờ thành công này, ông có niềm tin rằng có thể tạo ra một chiếc TV sau khi xem chúng trên Catalogue.

Đến năm cuối cấp, Jobs từng tham gia một khóa học về điện tử do John McCollum, một cựu lính hải quân giảng dạy. Trong thời gian học khóa học, ông đã làm được một thiết bị với hệ thống đèn quang điện mà có thểchuyển mạch khi tiếp xúc với ánh sáng, một thành quả mà không phải bất cứ họcsinh trung học nào cũng có thể đạt được.