Tha Thứ & Bỏ Qua

Cách đây 3 năm, mình may mắn được cô Trish SummerField, chuyên gia giá trị sống nổi tiếng, chia sẻ tại UCIE về chủ đề này. Buổi chia sẻ ấy đã truyền cảm hứng cho một audio thú vị mà các chị ở UCIE cũng từng tấm tắc khen hay.

Trong cuộc sống, dù bạn bè hay người thân có tốt đến mấy thì họ cũng sẽ có đôi lần khiến ta bị tổn thương (hoặc ngược lại). Có thể chỉ đơn giản là một lời đánh giá phán xét hay một hành động không vừa mắt nào đó. Khi đó, chúng ta thường có xu hướng phản ứng theo hai cách:

Phản ứng

Tỏ ra cáu gắt, xả mọi sự nóng giận lên đối phương, cách này xem ra khá phổ biến

Không biểu hiện gì, song trong thâm tâm lại thấy rất khó chịu, và để bụng.

 

Kết quả

Khi nguôi ngoai cơn giận, có thể đôi bên sẽ làm hòa, song người bị trút cơn giận có thể sẽ rất ấm ức.

Cái bong bóng ức chế ngày một lớn, cho đến một lúc nào đó không chịu được nữa thì thì nổ tung, hậu quả khôn lường.

Cả hai phản ứng trên đều không tốt vì bạn đều phát ra những năng lượng tiêu cực. Mà thông thường, khi cho đi cái gì, bạn cũng sẽ nhận lại đúng cái đó. Chẳng hạn bạn cười với một ai đó, họ cười lại và ta cảm thấy rất vui. Ngược lại, khi tức sẵn một ai đó mà tự nhiên sáng ấy vừa ra khỏi cửa đã gặp, thì y như rằng ngày hôm ấy mất vui.

Bí mật của bình an, của niềm vui, của một ngày hạnh phúc đơn giản là tha thứ. Vậy mà nhiều người vẫn thường xuyên tích trữ những năng lượng tiêu cực trong mình bằng thói quen để bụng, đàm tếu sau lưng người khác. Việc đó không những ảnh hưởng tới cảm xúc của ta, mà các nghiên cứu còn cho thấy việc giữ những mối hận trong lòng khiến cho nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tốc độ lão hóa cao gấp 5 lần!

Dù biết là  như vậy, song mình phải công nhận là không dễ để tha thứ, bỏ qua cho một ai đó đã từng làm tổn thương ta sâu sắc. Vì mới nhìn qua, có vẻ như tha thứ là việc… có lợi cho đối phương, còn ta thì chịu thiệt. Vậy lợi ích của việc tha thứ là gì? Khi hiểu được sức mạnh của tha thứ, chắc bạn bạn sẽ làm được. Hãy cùng lắng nghe và thưởng thức Audio qua link dưới nhé!

The KinderGarten v1.0 (mediafire)

Lưu ý khi sử dụng :

#1 – Sử dụng stereo headphone để tận hưởng hết hiệu ứng âm thanh tuyệt vời. 
#2 – Nên để volume to hơn bình thường một chút để cảm nhận từng chi tiết. 
#3 – Hãy tìm một nơi yên tĩnh và cho phép trí tưởng tượng của bạn bay xa.

 

Còn đây là 2 bài tập đơn giản cô Trish hướng dẫn giúp dễ dàng tha thứ, bỏ qua : 

Thứ nhất, hãy tập thở sâu. Thay vì hít thở nông tới lồng ngực, hãy thở như trẻ con, bụng phập phồng. Hãy tưởng tượng nếu bạn hay để bụng, thì thở sâu giúp những làn không khí mát lành đi xuống bụng bạn và thổi bay phiền não tích trữ lâu ngày. 

Thứ hai, khi gặp “đối phương” (người có lỗi với bạn). Hãy nhớ rằng tự sâu bên trong, bản chất họ là người tốt… giống như bạn. Do vậy, hãy mỉm cười và thầm gửi đi suy nghĩ tích cực “tôi tha thứ cho bạn”. Rồi bạn sẽ thấy, việc tha thứ cho người khác sẽ không hề khiến bạn phải đau đớn quằn quại, mà sẽ giúp cho đời bạn thêm vui đấy!!

Một ngày tốt lành, 

nhung-cai-tet-ruc-ro-cua-trish-summerfield_home

Trish Summerfield, Chuyên gia của chương trình “Giá trị sống”,    từng là khách mời của chương trình “Người đương thời”. Trish Summerfield giảng dạy về TDTC và GTS tại Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Lào Campuchia… thông qua chương trình của UNESCO. Đến VN làm việc cách đây hơn 8 năm, Trish bắt đầu viết giáo trình và sách về hai chương trình trên. Chị đã viết giáo trình “Những hoạt động của Giá trị sống dành cho trung tâm cai nghiện ma tuý” trong khuôn khổ hợp tác với Bộ LĐ-TB&XH, các sách lưu hành nội bộ “Tư duy tích cực”, “Nền tảng dẫn đến thành công”. Trish Summerfield – Frederic Labarthe – Anthony Strano là nhóm tác giả của quyển “Tư duy tích cực: Bạn chính là những gì bạn nghĩ!” đã được First News liên kết với NXB Văn hoá Sài Gòn ấn hành. (nguồn từ báo Lao Động Cuối tuần số 49 Ngày 16/12/2007)

 

{Tài liệu sưu tầm}